#1 Thủ Tục Đăng Ký Kết Hôn Với Người Pháp Tại Việt Nam
- Hồ sơ kết hôn với người Pháp tại Việt Nam bao gồm: , của tổ chức y tế, và các tùy từng đối tượng.
- Để kết hôn với người Pháp tại Việt Nam phải thực hiện theo trình tự: Xin giấy tại Đại sứ quán Colombia tại Việt Nam; hồ sơ kết hôn; sau đó tại Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
- Để được Luật Quang Huy hỗ trợ thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp vui lòng liên hệ tới .
Xã hội càng hiện đại, công nghệ kĩ thuật càng phát triển thì việc tìm hiểu giao lưu kết bạn hẹn hò ngày càng trở nên dễ dàng. Chính vì thế, nhu cầu người Việt Nam đăng ký kết hôn với người nước ngoài ngày càng gia tăng, đặc biệt là . Cho nên, việc bổ sung và nâng cao kiến thức về đăng ký kết hôn với người nước ngoài là điều vô cùng quan trọng và cần thiết không chỉ đối với những ai đang có dự định kết hôn mà còn có ý nghĩa đối với các cặp đôi yêu nhau trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân. Căn cứ theo quy định của pháp luật xin tư vấn về thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp như sau:
Cơ sở pháp lý
Khi kết hôn với người nước ngoài, ngoài việc phải tuân theo pháp luật nước bạn, hai bên còn phải tuân theo những quy định của pháp luật của Việt Nam. Điều 126 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định rằng:
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam thì người nước ngoài còn phải tuân theo các quy định của Luật này về điều kiện kết hôn.
Bên cạnh đó Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính
Như vậy, để có thể kết hôn với người Pháp, hai bên kết hôn phải thỏa mãn pháp luật theo quốc tịch của mỗi bên, đồng thời tuân thủ các điều kiện pháp luật Việt Nam cụ thể:
- Về độ , nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Kết hôn dựa trên sự tự nguyện của hai bên;
- Không có bên nào bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Hai bên không thuộc theo pháp luật (kết hôn giả tạo, , cưỡng ép kết hôn, kết hôn nhằm mục đích mua bán người,...) cũng như kết hôn giữa người đồng giới sẽ không được thực hiện kết hôn theo pháp luật Việt Nam.
Để đảm bảo cho việc kết hôn giữa hai bên là hợp pháp và có cơ sở, hai bên nam nữ cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ sau:
Giấy tờ chung của hai bên cần chuẩn bị:
- theo mẫu quy định (có dán kèm ảnh của hai bên theo kích thước 4×6);
- Giấy xác nhận của tổ chức y tế có thẩm quyền cấp chưa quá 06 tháng, tính đến ngày nhận hồ sơ, xác nhận hiện tại người đó không mắc bệnh tâm thần hoặc không mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình (cả hai cùng phải thực hiện việc khám sức khỏe để đáp ứng điều kiện kết hôn, việc khám sức khỏe có thể thực hiện tại cơ quan y tế có thẩm quyền, thông thường các bên lựa chọn việc khám sức khỏe tại các bệnh việ n đa khoa quận/huyện hoặc bệnh viện đa khoa tỉnh hoặc trung tâm pháp y tại Việt Nam để thuận tiện nhất).
Giấy tờ riêng đối với từng đối tượng:
- Bản sao Giấy khai sinh (thời gian không quá 03 tháng);
- Đơn trình bày về mong muốn kết hôn, mục tiêu và kế hoạch sau kết hôn và thể hiện rõ danh tính của người vợ/chồng mình sẽ kết hôn (viết tay);
- Bản sao giấy tờ tùy thân hoặc Giấy chứng nhận quốc tịch Pháp;
- Tài liệu chứng mình về địa chỉ: Nếu sống tại pháp thì cung cấp giấy chứng nhận về địa chỉ nơi ở hoặc bản sao giấy chứng nhận đăng ký tại lãnh sự quán nơi cư trú hoặc bất kỳ tài liệu nào khác đế chứng minh nơi cư trú của người Pháp tại Việt Nam (hợp đồng thuê nhà, biên lai....) nếu người Pháp sống ở Việt Nam;
- Bản sao tất cả các trang Hộ chiếu Pháp;
- Đối với những người đã ly hôn thì phải có kèm theo một bản sao giấy chứng nhận kết hôn trước đó và Bản án ly hôn với vợ/chồng trước (hoặc giấy chứng tử của người chết;
- Một ;
Lưu ý: Đối với công dân Pháp nếu muốn xin các giấy tờ nêu trên để hoàn thiện thủ tục kết hôn của mình tại Việt Nam thì trước hết công dân Pháp phải đề nghị người vợ/chồng của mình là công dân Việt Nam chuẩn bị đủ các giấy tờ của họ rồi gửi sang cho công dân Pháp thì công dân Pháp mới đủ điều kiện để các cơ quan tại Pháp (Tòa thị chính Pháp) cung cấp các giấy tờ cần thiết cho việc kết hôn của mình.
- Bản sao Giấy khai sinh mới nhất;
- Bản sao CMND/ CCCD Việt Nam;
- Bản sao sổ Hộ khẩu của người Việt Nam;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
- Bản án, quyết định ly hôn (nếu đã từng kết hôn và ly hôn trước đó);
- Một (theo mẫu).
Thêm vào đó, cả 2 bên cần hoàn thiện để hoàn thiện hồ sơ
Để hoàn tất thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp tại Cơ quan có thẩm quyền tại Viêt Nam, Công dân Việt Nam và công dân Pháp phải tiến hành thủ tục Xin kết hôn tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam.
Thủ tục xin đăng ký kết hôn tại Đại sứ quán hoặc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam.
Thủ tục xin đăng ký kết hôn tại Đại sứ quan hoặc Tổng Lãnh sự quán Pháp tại Việt Nam cần được thực hiện khoảng 4 tháng trước thời gian dự kiến đăng ký kết hôn tại Cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam.
Khi thực hiện thủ tục này, cả hai người đều phải có mặt. Trong trường hợp bất khả kháng, công dân Việt Nam có thể tự mình đến trình diện. Tuy nhiên, khi đến nộp hồ sơ, công dân Việt Nam phải xuất trình giấy ủy quyền viết tay của công dân Pháp, trình bày rõ nguyên nhân.
Tất cả hồ sơ giấy tờ cần chuẩn bị như trên đều phải được sao y công chứng bởi cơ quan có thẩm quyền và dịch thuật công chứng hợp lệ sang tiếng Pháp.
Khi nộp hồ sơ, nhân viên ĐSQ/Tổng lãnh sự quán sẽ phỏng vấn hai công dân tại chỗ, sẽ có người phiên dịch nếu cần thiết. Nếu công dân Pháp vắng mặt, phỏng vấn sẽ được tiến hành bởi Tòa thị chính tại Pháp nơi người đó cư trú. Buổi phỏng vấn này nhằm mục đích xác minh việc kết hôn của hai bạn với luật pháp của Pháp. Trong trường hợp nghi ngờ mục đích của việc kết hôn, hồ sơ sẽ được trình lên Công tố viên tại tòa án Tối cao ở thanh phố ; Nantes.
Đăng Công bố đám cưới là bắt buộc trong quy trình kết hôn đối với người có quốc tịch Pháp ở nước ngoài. Kế hoạch kết hôn của hai công dân sẽ được niêm yết trong 10 ngày làm việc tại ĐSQ/Tổng lãnh sự quán Pháp, và Tòa thị chính nơi cư trú của công dân Pháp.
Sau khi niêm yết Công bố đám cưới, nếu không có ý kiến phản đối nào được đưa ra, ĐSQ/Tổng lãnh sự quán Pháp sẽ cấp và
Cách xác định nơi nộp hồ sơ kết hôn tại Đại sức quán hoặc Tổng lãnh sự quán như sau:
- Những tỉnh màu xanh thì nộp hồ sơ ở Đại sứ quán tại Hà Nội (bao gồm các tỉnh sau: Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Hà Giang, Cao Bằng, Sơn La, Yên Bái, Tuyên Quang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm Đồng, Bình Phước, Tây Ninh, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Sóc Trăng)
- Những tỉnh màu vàng thì nộp hồ sơ ở Tổng cục lãnh sự tại Thành phố Hồ Chí Minh (bao gồm các tỉnh sau: Thừa Thiên - Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Long An, Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau)
Theo Điều 26 Hiệp định tương trợ tư pháp về các vấn đề dân sự năm 1999 và Công hàm trao đổi giữa CLS và ĐSQ Pháp tại Hà Nội năm 2011, các tài liệu và bản dịch không phải hợp pháp hóa lãnh sự nếu những giấy tờ này được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của hai bên.
Công dân muốn thực hiện thì phải nộp hồ sơ nêu trên tại Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp quận/huyện nơi công dân Việt Nam cư trú.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Tư pháp sẽ nghiên cứu, thẩm tra hồ sơ, điều kiện kết hôn của cả hai bên nam nữ và xác minh tính xác thực của hồ sơ nếu cần thiết. Nếu đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật thì Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết. Công chức Tư pháp hộ tịch ghi thông tin của hai bên nam, nữ, cùng hai bên ký vào sổ hộ tịch và giấy chứng nhận kết hôn. Chủ tịch Ủy ban nhân d& #226;n cấp quận/huyện ký , công nhận quan hệ hôn nhân cho cả hai bên.
Trong trường hợp một hoặc cả hai bên vi phạm điều cấm hoặc không đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình Vi ệ t Nam, cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn có quyền từ chối đăng ký kết hôn.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày Chủ tịch UBND cấp quận/huyện ký Giấy chứng nhận kết hôn, Phòng Tư pháp trao Giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ.
Trường hợp hai bên nam, nữ không thể có mặt tại Ủy ban nhân dân để nhận giấy này thì có thể làm đơn gia hạn thời hạn nhận giấy đăng ký kết hôn. Nếu quá thời hạn 60 ngày mà không có mặt nhận giấy đăng ký kết hôn thì hai bên sẽ phải thực hiện lại nếu vẫn muốn xác lập quan hệ hôn nhân.
Trân trọng./.
y hỗ trợ khách hàng tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn với người Pháp tại Việt Nam, hỗ trợ dịch thuật công chứng, hợp pháp hóa lãnh sự giấy tờ của công dân Pháp và thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn tại Việt Nam. Khách hàng cần hỗ trợ liên hệ số điện thoại: 19006588 ấn phím 2.