Hướng Dẫn Cách Viết Thư Giới Thiệu Sản Phẩm Mới Nhất
Ngày đăng: / Ngày cập nhật:
Bước đầu tiên là những gì quen thuộc nhất chúng ta vẫn thường làm khi viết một bức thư, hầu hết mọi người sẽ khuyên bạn mở đầu như khi viết thư bình thường, nghĩa là bắt đầu bằng ngày tháng và thông tin liên lạc của cả người gửi và người nhận ở góc trên bên trái, tiếp đó một tiêu đề tùy chọn được đặt trước lời chào
Tất nhiên đây là cách phổ thông nhất để bắt đầu viết một bức thư giới thiệu sản phẩm, nhưng không có nghĩa là bạn bắt buộc phải theo lối mòn này, nếu có thể, hãy phá bỏ khuôn mẫu và áp dụng thứ gì đó bắt mắt và mang tính cá nhân thương hiệu, ví dụ, hãy xem cách tạp chí PlayBoy tạo ấn tượng riêng bằng logo thương hiệu của mình như thế nào
Thậm chí, bạn có thể xóa địa chỉ người nhận nếu nó làm cho bức thư trông gọn gàng và hấp dẫn hơn, trong khi việc đưa địa chỉ, tên họ người nhận vào bức thư giới thiệu sản phẩm làm cho nó trở nên cá nhân hơn, thì việc xóa nó đi sẽ giúp bạn gửi thư cho hàng trăm, hàng nghìn người cùng lúc một cách đơn giản, dễ dàng hơn.
Tiêu đề hay dòng mở đầu thư rất quan trọng, bạn phải suy nghĩ thật kỹ lưỡng để đặt một tiêu đề hấp dẫn kích thích tính tò mò người xem như chứa những câu hỏi, một đề xuất khó hiểu hay lời kêu gọi mới có thể thu hút được khách hàng nhấp vào xem nội dung giới thiệu sản phẩm mới của bạn.
+ Nếu đang đấu tranh với chứng mất ngủ, bạn không đơn độc. Cho khách hàng tiềm năng biết rằng bạn biết họ, và những gì họ đang phải trải qua, đồng thời tạo cảm giác cộng đồng và thể hiện chuyên môn của công ty đối với vấn đề của họ
+ Kế hoạch cho bữa ăn 3 ngày MIỄN PHÍ của bạn ở ngay đây. Sử dụng từ "miễn phí" để kích thích sự quan tâm
+ Tôi có thể tăng số tiền tiết kiệm của bạn lên 10% trong 10 phút - Tiêu đề như thế này có một đề xuất thú vị khiến bất cứ ai cũng phải đọc lướt qua, làm người đọc bị cám dỗ và tiếp tục đọc.
* "Chỉ với giá X đồng bạn có ngay..." lợi dụng giá cả để thu hút khách hàng
* "Bạn sản phẩm (X) đem lại lợi ích gì cho sức khỏe..." Tạo sự tò mò làm khách hàng phải đọc tiếp thư của bạn
Khi viết thư giới thiệu sản phẩm bạn nên viết theo hướng xây dựng một câu chuyện. Hãy vẽ câu chuyện bằng những màu tối rồi từ từ khéo léo đưa vào những ánh nắng và mặt trời, chắc chắn câu chuyện mà bạn vẽ sẽ trở nên lôi cuốn hơn.
Trong cách viết thư giới thiệu sản phẩm cũng vậy, bạn tạo ra một câu chuyện ví nó như mồi câu, mồi câu có nhiệm vụ thu hút lôi cuốn những con cá là người đọc. Ngoài ra, nó còn một chức năng khác quan trọng hơn, đó là tạo sự quan tâm hoặc nhu cầu cho sản phẩm mà bạn sắp giới thiệu, nó đưa người đọc vào quá trình hình thành sản phẩm, vai trò của nó trong những tình huống thực tế và hiệu quả mang lại.
Giữ cho câu chuyện thú vị nhất có thể bằng những từ ngữ tích cực, thậm chí là hài hước, kết hợp những hình ảnh đáng nhớ, ngoài ra, hãy nhớ rằng đây là một bức thư giới thiệu sản phẩm, đừng lạc quá xa vấn đề, hãy trình bày nội dung một cách ngắn gọn. Ngoài ra, đừng ngần ngại mượn ý tưởng từ những câu chuyện trong những bức thư giới thiệu đã thành công trước đó. Xây dựng là phần khá quan trọng, tuy nhiên, nếu bạn muốn giữ cho nội dung ngắn gọn nh& #7845;t có thể, hoặc không nghĩ ra được ý tưởng thích hợp, hãy bỏ qua nó, việc bỏ qua sẽ tốt hơn là đưa vào một nội dung miễn cưỡng phá hỏng toàn bộ nỗ lực.
Sau khi đã giới thiệu sản phẩm, bạn có thể trình bày thêm lí do khách hàng cần sản phẩm đó, đây là phần "rọi đèn" cho sản phẩm, hãy mở rộng tính năng sản phẩm, điểm độc đáo, vượt trội so với những sản phẩm tương tự và trải nghiệm khách hàng sẽ nhận được nếu sử dụng chúng
Việc giới thiệu sản phẩm phải đảm bảo các yếu tố:
* Mang lại cảm giác chuyên nghiệp: Khách hàng cần phải có cảm giác bạn là chuyên gia trong lĩnh vực của mình và đủ kiến thức để giải quyết vấn đề của họ
* Tính độc đáo: Sản phẩm của bạn phải có nét đặc biệt mới có thể tạo sự khác biệt.
* Nhấn mạnh tính độc quyền: Việc sở hữu sản phẩm cần mang lại cảm giác độc quyền cho khách hàng.
Lời kêu gọi hành động cần đảm bảo tính rõ ràng, ngắn gọn. Hãy cụ thể về những gì bạn muốn, và làm thế nào khách hàng có thể thực hiện điều đó, không có bất kì chỗ nào tạo cảm giác do dự, nghi ngờ. Nếu bạn muốn khách hàng liên hệ trực tiếp, hãy cung cấp nhiều tùy chọn để liên hệ, nếu muốn sắp xếp cuộc gọi tư vấn, hãy yêu cầu khách hàng cho biết bạn có thể liên hệ vào thời gian cụ thể nào, nếu muốn khách hàng bắt đầu dùng thử, hãy cho h& #7885; biết chính xác nơi cần nhấp vào để bắt đầu.
* Đưa ra thời hạn cụ thể. "Chỉ cần gửi cho chúng tôi phản hồi vào địa chỉ email này, chúng tôi sẽ đưa bạn vào danh sách khách mời cho hội thảo tiếp theo. Và đừng quên, ưu đãi sẽ hết hạn vào ngày..."
* Đưa ra phần thưởng. "Hãy hành động ngay bây giờ để nhận bộ sưu tập sản phẩm của chúng tôi hoàn toàn MIỄN PHÍ"
* Nói với khách hàng: "Thật dễ dàng! Tất cả những gì bạn cần làm là nhấp vào liên kết bên dưới để nhận bản dùng thử ngay bây giờ!"
Hãy viết một lời kết ngắn gọn nhưng đừng quên chứa lời kêu gọi hành động, đây là mấu chốt cuối cùng để bạn nói điều gì đó truyền cảm hứng đến người đọc để khuyến khích họ mua sản phẩm, chẳng hạn như giảm giá thêm chẳng hạn, nó cũng có thể được sử dụng để nhắc nhở về một yếu tố bán hàng quan trọng. Sau khi đã hoàn tất nội dung, đừng quên đóng dấu kí tên công ty, đây là bước rất quan trọng nhằm tăng sự tin tưởng và ; tính chuyên nghiệp đối với khách hàng. Chữ ký phải có chứa những thông tin cơ bản như tên người gửi, tên công ty, thông tin liên lạc,...
*
Mẫu thư kêu gọi khách hàng đến mua hàng của Kids Plaza
*
Mẫu thư giới thiệu ưu đãi hấp dẫn của nghành du lịch Viettravel
*
Mẫu thư giới thiệu kêu gọi tải ứng dụng GOJEK mới