Nhiều Hóa Đơn Ghi Sai Đơn Giá Có Thể Lập Cùng 1 Hóa Đơn Điều Chỉnh
Theo hướng dẫn tại Công văn 5456/TCT-CS ngày 18/12/2024, doanh nghiệp được phép lập 01 hóa đơn điều chỉnh cho nhiều hóa đơn sai sót của cùng một khách hàng.
Theo đó, trường hợp Công ty có nhiều hóa đơn mua hàng của cùng một nhà cung cấp bị sai đơn giá thì Công ty và nhà cung cấp được lập 01 biên bản và 01 hóa đơn điều chỉnh cho toàn bộ hóa đơn ghi sai đơn giá đó kèm theo bảng kê các hóa đơn cần điều chỉnh.
(Công văn số 9502/CT-TTHT ngày 3/10/2024)
Cục Thuế tỉnh Nam Định.
Tại Mục 3, Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2024/TT-BTC ngày 27/02/2024 của Bộ Tài chính hướng dẫn về tỷ giá:
Tại Khoản 3 Điều 30 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 hướng dẫn việc Điều chỉnh hóa đơn đã lập:
Căn cứ hướng dẫn nêu trên và theo nội dung trình bày của Cục thuế tỉnh Nam Định, Tổng cục Thuế về cơ bản nhất trí với đề xuất của Cục Thuế tỉnh Nam Định nêu tại công văn số 3225/CT-TTHT cụ thể: trường hợp từ ngày 01/01/2024, doanh nghiệp đã lập hóa đơn sai tỷ giá theo hướng dẫn tại Thông tư số 26/2024/TT-BTC ngày 27/2/2024 của Bộ Tài chính thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn Điều chỉnh sai sót.
Để tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp có số lượng hóa đơn cần phải Điều chỉnh quá lớn thì có thể lập một hóa đơn Điều chỉnh cho nhiều hóa đơn đối với từng khách hàng, trên cơ sở hàng hóa, dịch vụ có cùng thuế suất thuế GTGT.
Tổng cục Thuế có ý kiến như trên để Cục Thuế tỉnh Nam Định được biết và thực hiện./
Công Ty TNHH Calpis Việt Nam
Địa chỉ: Tầng 9, tòa nhà Itaxa, số 122-124-126 Nguyễn Thị Minh Khai, P6, Q.3, TP.HCM
Mã số thuế: 0313561268
Trả lời văn bản số THUE2024-04 ngày 30/08/2024 của Công ty về lập hóa đơn điều chỉnh, Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ:
"Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót. Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng..., tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số..., ký hi̓ 9;u... Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-)".
Căn cứ văn bản số 5456/TCT-CS ngày 18/12/2024 của Tổng cục Thuế;
Trường hợp Công ty CP Thực Phẩm Dinh Dưỡng Nutifood Bình Dương (Công ty Nutifood) từ tháng 4/2024 đến tháng 6/2024 đã lập 47 hóa đơn giao cho Công ty nhưng bị sai đơn giá thì Công ty và Công ty Nutifood lập biên bản điều chỉnh nội dung đã ghi sai kèm bảng kê các hóa đơn cần điều chỉnh và lập một hóa đơn điều chỉnh cho các hóa đơn đã ghi sai theo bảng kê.
Cục Thuế TP thông báo Công ty biết để thực hiện theo đúng quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật đã được trích dẫn tại văn bản này.